Nột dung bài viết
1. Kinh phí
Ngôi nhà thường là tài sản có giá trị nhất đối với mỗi người, vừa có giá trị vật chất vừa có giá trị tinh thần của bất cứ ai. Vì thế, muốn xây dựng một ngôi nhà khang trang rộng rãi đúng mong muốn của bạn, điều đầu tiên trong câu hỏi “Cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà” thì đó chính là kinh phí.
Kinh phí chính là cốt lõi, là nền tảng để tạo nên một ngôi nhà trong tương lai. Thông thường, người dân Việt Nam thường có quan niệm làm việc và tiết kiệm tiền để xây nhà. Đồng nghĩa với điều đó, chúng ta hiểu rằng phải chuẩn bị một số tiền nhất định nếu muốn xây dựng một ngôi nhà mới.
Nếu bạn đang có kế hoạch xây nhà vào thời gian tới, bạn nên lập kế hoạch kinh phí cho ngôi nhà ít nhất là 6 tháng-12 tháng và dự trù những khoản nếu thiếu bạn sẽ tìm đến ai để được hỗ trợ: người thân, bạn bè hay sẽ đi vay ngân hàng. Nếu không chuẩn bị được kinh phí hay chi phí dự trù thì có thể việc xây dựng ngôi nhà của bạn sẽ bị dang dở. Thực tế đã có rất nhiều gia đình phải dừng việc thi công giữa chừng vì không đủ kinh phí và rất lâu sau mới được hoàn thiện.
Do đó, gia đình bạn hãy cùng ngồi lại để hoạch định những khoản chi cần thiết cho một ngôi nhà bao gồm: vật liệu xây dựng, công nhà thầu, kĩ sư giám sát công trình và kiến trúc sư (nếu có), nội thất trang trí nhà,… và một khoản phát sinh cho công trình.
2. Thiết kế
Hãy thiết kế ngôi nhà dựa trên những mong muốn và nhu cầu của chính mình, và phải phù hợp với kinh phí mà mình có. Việc thiết kế là điều thứ hai cần chuẩn bị để xây nhà. Chỉ sau khi có bản thiết kế thì bạn mới tiến hành được công việc quan trọng này.
Nếu không có nhiều kinh phí, bạn không cần phải thuê kiến trúc sư mà chỉ cần tìm một người thợ lành nghề về xây dựng một căn nhà đơn giản và ngược lại, nếu muốn có một công trình kiến trúc đẹp mắt, độc đáo, mang phong cách cá nhân và khả năng chi trả của bạn cho phép thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của kiến trúc sư. Khi thiết kế ngôi nhà cho mình, bạn cần trả lời những câu hỏi: căn nhà của bạn gồm những phòng nào, cấu trúc của ngôi nhà ra sao, có những công trình phụ nào đi kèm căn nhà,… Từ các yếu tố cốt lõi đó, bạn sẽ nhanh chóng phác hoạ được căn nhà của mình trong đầu và hiện thực hoá nó bằng hình ảnh trên giấy hoặc trên phần mềm thiết kế điện tử.
Dựa trên thiết kế sơ bộ đó, những người thi công nhà bạn sẽ biết được các công việc cần làm và tuân thủ theo mong muốn của gia chủ.
Lưu ý: Khi thiết kế căn nhà, hãy lưu ý về yếu tố phong thuỷ như hướng nhà, màu sắc, cửa phòng, cửa nhà vệ sinh ở đâu?,…v.v…
3. Kế hoạch thi công
Xây nhà là chuyện quan trọng và cần sự chắc chắn, an toàn. Theo tục lệ của người Việt từ lâu nay, khi làm nhà cần xem ngày động thổ, đổ mái, lên nhà mới,… để cả gia đình tránh điều xui xẻo, gặp được điều may mắn, tài lộc,…
Khi có kế hoạch làm nhà vào một thời gian cụ thể, gia chủ cần xem những ngày tốt, giờ tốt để thực hiện thi công từng hạng mục quan trọng. Dựa trên khoảng cách giữa các ngày từ ngày đào móng đến ngày đổ mái, bạn sẽ cân đối được những công việc cần làm trước, hạng mục nào có thể làm sau.
Các giai đoạn thi công của một căn nhà nên được lên kế hoạch một cách cụ thể để bạn có thể chuẩn bị được vật tư đầy đủ. Bởi khi làm nhà, cứ làm đến hạng mục nào thì nên nhập vật liệu ở hạng mục ấy cho dễ bảo quản và không làm mất diện tích cất giữ vật liệu xây dựng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mất mát vật liệu xây dựng – một tình trạng khá phổ biến với những công trình xây dựng dân dụng quy mô vừa và nhỏ.
4. Lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu là một trong những yếu tố quan trọng khi đặt ra vấn đề cần chuẩn bị gì trước khi xây nhà. Bạn nên tham khảo bạn bè, đồng nghiệp và người thân khi lựa chọn nhà thầu. Có thể nhờ những người quen biết đã xây nhà giới thiệu với bạn những nhà thầu uy tín.
Sau đó, hãy trao đổi với nhà thầu về kế hoạch làm nhà, chi phí bạn trả cho nhà thầu và những cam kết về một công trình an toàn, đẹp mắt, đúng như thiết kế,… để đi đến thống nhất giữa hai bên. Giữa chủ nhà và nhà thầu phải có sự hợp tác ăn ý thì công việc xây dựng mới được triển khai suôn sẻ, đúng tiến độ được.
Lưu ý: Không nên thay đổi nhà thầu khi công trình đang dang dở vì điều này làm mất thời gian và chi phí của bạn. Dù có bất cứ mâu thuẫn hay không hài long nào, hãy cùng nhà thầu làm việc nghiêm túc để giải quyết và đảm bảo công trình được hoàn thiện đúng như cam kết.
5. Hoàn thiện ngôi nhà
Hoàn thiện ngôi nhà sau những bước chuẩn bị trên đây là việc quan trọng nhất. Sau khi hoàn thiện phần thô – khung ngôi nhà, bạn sẽ bắt tay vào hoàn thiện chi tiết với các phòng khác nhau, các chi tiết về cửa rồi lắp đặt đường điện, nước, sơn nhà, cách bài trí nội thất. Lúc này, hãy nhờ đến sự trợ giúp của kiến trúc sư nếu như bạn cảm thấy mình không có đủ khả năng quản lý hết mọi việc
Hoàn thiện ngôi nhà là cả một quá trình dài và mất rất nhiều công sức. Lúc này, gia chủ phải giám sát kĩ lưỡng những đội thợ làm việc trong căn nhà của mình để không có bất kì sai sót nào.
Trên đây là 5 điều cơ bản bạn cần biết và chuẩn bị khi muốn xây dựng một căn nhà hoàn chỉnh.
NAMPHU tự hào là đơn vị tư vấn – thiết kế – xây dựng bạn tin tưởng và lựa chọn để hoàn thiện cho căn nhà của mình
Mọi chi tiết xin liên hệ 0936 63 55 56 (Mr.Thắng)
VPĐD1: 174/16 Đặng Văn Ngữ, Phường 14, quận Phú Nhuận, TP.HCM
VPĐD2: 830 Trường Sa, Phường 14, Quận 3, TP.HCM
This is the right website for anybody who wants to find out about this topic. You understand a whole lot its almost tough to argue with you (not that I personally would want toÖHaHa). You definitely put a new spin on a topic which has been written about for years. Excellent stuff, just excellent!