Nhà văn kinh điển Borges từng nói: “I have always imagined that Paradise will be a kind of library” (Tôi luôn tưởng tượng rằng Thiên đường sẽ giống như một thư viện). Trong hàng ngàn năm, nhân loại đã xây dựng những công trình hoành tráng để bảo vệ tài sản quý giá và ý nghĩa nhất – sách. Cho dù có thích đọc sách hay không thì bất cứ ai cũng sẽ bị mê hoặc với những công trình tri thức này. Sự tĩnh lặng bất khả xâm phạm của các đại thư viện mang trong mình những bí ẩn và huyền thoại qua hàng thế kỷ
Thư viện Strahov I (Cộng hòa Séc)
Đây là thư viện lâu đời nhất ở Cộng hoà Séc, có lịch sử hơn 850 năm và chứa hơn 200.000 cuốn sách quý. Nó được chia thành một hội trường triết học (Philosophy hall) theo phong cách Baroque và một hội trường thần học (Theological Hall) theo phong cách Rococo.
Một trong những thư viện lâu đời nhất trên thế giới: Thư viện Alexandria (Ai Cập)
Được thành lập bởi Ptolemy II Philadelphus, đây là một trong những thư viện lâu đời nhất trên thế giới, thư viện lưu giữ các bản thảo từ năm 400-300 trước Công nguyên và có bộ sưu tập sách cổ nổi tiếng như Ngọn hải đăng Alexandria.
Dù nhìn từ góc độ nào, tòa nhà chính cũng trông giống như một mặt trời nghiêng, tượng trưng cho ánh sáng văn hóa soi sáng thế giới. Trên bức tường đá granit bên ngoài được khắc các từ, chữ cái và biểu tượng của 50 ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới, làm nổi bật khái niệm và sự sáng tạo của nền văn minh cổ đại.
Một trong những thư viện lâu đời nhất ở Châu Âu: Thư viện Đại học Coimbra (Bồ Đào Nha)
Đây là một trong những thư viện lâu đời nhất ở Châu Âu, có lịch sử hơn 700 năm và là một công trình kiến trúc Baroque tiêu biểu. Cách trang trí rất lộng lẫy, hoành tráng và trang nhã. Mái nhà cao gần 5 mét, được chia thành tầng trên và tầng dưới, ngôi nhà áp dụng cấu trúc hình vòm cung. Phần mái được trang trí bằng nhiều tấm thảm và tranh ngói khác nhau, phản ánh các chủ đề về tôn giáo, chiến tranh và lịch sử. Thư viện được chia thành nhiều thư viện nhỏ, mỗi thư viện trưng bày sách về các chủ đề khác nhau.
Thư viện tu viện lớn nhất thế giới: Admont Abbey (Áo)
Đây là thư viện tu viện đẹp nhất và lớn nhất trên thế giới, được xây dựng vào năm 1776. Admont Abbey là một tu viện Benedictine, nơi đây từng là thư viện dành riêng cho phụ nữ quý tộc, được thành lập vào năm 1074, là trung tâm của nền văn hóa thời Trung cổ. Năm 1865, một trận hỏa hoạn lan rộng, nhiều cuốn sách đã bị chôn vùi trong ngọn lửa, nhưng những tác phẩm thủ công thêu ren vẫn được bảo tồn tại đây. Thư viện mang phong cách hoàng gia Châu Âu, chứa 1.400 cuốn sách quý hiếm viết tay và 150.000 tập sách, bộ sưu tập này vô cùng quý giá. Thư viện này là một hình mẫu của phong cách Baroque.
“The Long Room”, nơi chứa những cuốn sách cổ nhất: Thư viện Trinity College ở Dublin (Ireland)
Thư viện Trinity College là một thắng cảnh ở Dublin, và nó cũng được công nhận là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới. Thư viện này tròn 309 tuổi vào năm 2021 và là thư viện lâu đời nhất ở Ireland. Các bạn tinh mắt chắc đã phát hiện ra đây chính là địa điểm quay “Harry Potter” năm đó. Kiến trúc của thư viện mang đậm màu sắc cổ điển pha chút ma mị. Thư viện có danh tiếng lâu đời và chứa một số lượng lớn các tác phẩm quý giá, lên tới hơn 200.000 cuốn. Trong số đó, cuốn The Book of Kells hoàn thành vào thế kỷ thứ 9, được cất trong tủ kính ở tầng 1. Vì quý giá nên mỗi tháng thư viện chỉ lật một trang để cho du khách xem.
Thư viện lớn nhất ở các nước nói tiếng Đức: Thư viện Quốc gia Áo (Vienna, Áo)
Thư viện Quốc gia Áo là thư viện kế thừa của Thư viện Hoàng gia Habsburgs. Nằm trong Cung điện Hofburg ở thủ đô Vienna (Áo), nó là một tòa nhà phong cách Baroque điển hình và được xem là thư viện lớn nhất ở các nước nói tiếng Đức cho đến thế kỷ 19.
Một trong những thư viện có bộ sưu tập sách tiếng Bồ Đào Nha lớn nhất thế giới: Phòng đọc Hoàng gia Bồ Đào Nha (Rio de Janeiro, Brazil)
Phòng đọc của Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Brazil được thành lập vào năm 1887. Đây hiện là thư viện có bộ sưu tập sách Bồ Đào Nha lớn nhất trên thế giới bên ngoài Bồ Đào Nha. Thiết kế kiến trúc của phòng đọc sách cũng rất tráng lệ, mỗi nơi đều có thể cho người ta chấn động thị giác, trang trí phức tạp, lộng lẫy đến kinh ngạc. Nơi đây nổi tiếng thế giới với phong cách kiến trúc Tân cổ điển. Bề ngoài cao và tráng lệ với màu trắng gợi nhớ đến các nhà thờ và tu viện theo phong cách Gothic. Giá sách nào cũng chất đầy sách từ dưới lên đến trần nhà, rất hoành tráng. Đèn chùm bằng sắt rèn, cửa sổ trần độc đáo và nhiều tác phẩm điêu khắc khác nhau. Từ năm 1880 đến năm 1887, nơi đây được hoàn thành dưới sự chủ trì của kiến trúc sư Rafael da Silva e Castro và có bộ sưu tập hơn 350.000 cuốn sách.
Thư viện tu viện dài nhất thế giới: Thư viện Mafra (Bồ Đào Nha)
Thư viện Cung điện Mafra dài 88 m và là thư viện tu viện kiến trúc Rococo dài nhất thế giới. Việc xây dựng thư viện bắt đầu vào năm 1717 và hoàn thành vào năm 1771. Có khoảng 40.000 cuốn sách quý hiếm. Đây là một trong hai thư viện ở Bồ Đào Nha có dơi sống đằng sau giá sách
Thư viện lớn nhất ở Bắc Âu: Thư viện Dokk1 (Đan Mạch)
Dokk 1 là thư viện lớn nhất ở Bắc Âu, không gian thông tầng của tòa nhà được thiết kế với năm tầng. Thư viện có diện tích xây dựng 30.000 mét vuông, nằm trên bờ sông Aarhus, kết hợp thư viện, trung tâm dịch vụ công dân, bãi đậu xe và quảng trường công cộng.
Thư viện mới Thành phố Stuttgart (Stuttgart, Đức)
Thư viện Thành phố Stuttgart nằm gần trung tâm phát triển của Khu Liên minh Châu Âu ở Stuttgart, Đức. Được thiết kế bởi nhà thiết kế người Đức gốc Hàn Quốc Eun Young Yi, thư viện có kích thước gấp đôi thư viện cũ ban đầu, với bộ sưu tập khoảng 500.000 cuốn sách, phim, bản ghi âm, sản phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật, báo chí và phương tiện kỹ thuật số. Thư viện là một trung tâm nghệ thuật truyền thông mới, mất nhiều năm để hoàn thành. Thiết kế của nó từng gây tranh cãi, có người cho rằng nó là tiên phong nhưng cũng có người cho rằng nó không phù hợp với môi trường xung quanh. Kiến trúc thư viện được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính trung tâm hình khối lấy cảm hứng từ đền Pantheon thời La Mã cổ đại, thuận tiện cho các cuộc họp nhiều tầng, ánh sáng có thể tự nhiên xuyên qua mái vào sảnh.
Thư viện Saint-Geneviere (Pháp)
Vẻ ngoài của thư viện được lấy cảm hứng từ Thư viện Thành phố Boston, nhưng thiết kế bên trong của cả hai khá khác nhau. Thư viện này có một phòng đọc lớn độc lập được xây dựng trên đỉnh của thư viện. Đặc điểm đáng chú ý nhất của nơi đây là phần mái khung thép rất tinh xảo, gợi nhớ đến cấu trúc bên trong của nhà ga đường sắt thịnh hành ở châu Âu thời bấy giờ. Thư viện được thiết kế bởi kiến trúc sư Henry Brewster và có thể được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế cổ điển và hiện đại. Đây là nơi nghiên cứu chính của sinh viên ĐH Paris, Pháp.
Thư viện tư nhân nổi tiếng nhất thế giới: Thư viện của Jay Walker (Hoa Kỳ)
Thư viện trong dinh thự của Jay Walker ở Connecticut, Hoa Kỳ là thư viện tư nhân nổi tiếng nhất trên thế giới. Bộ sưu tập trong thư viện này bao gồm vệ tinh nhân tạo, mô hình động vật, kính thiên văn trong đó có vệ tinh Sputnik 1 của Liên Xô và máy bay thử nghiệm X-29 của NASA, ngoài ra còn có bộ sưu tập sách cổ bao gồm quyển “Kinh thánh” bằng giấy cổ nhất và nhiều loại sách quý hiếm khác.
Thư viện cô độc nhất: Thư viện công cộng Tam Liên (Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc, Trung Quốc)
Thư viện hướng ra biển này được mệnh danh là “thư viện đơn độc nhất Trung Quốc”, nằm trơ trọi trên bãi biển vắng, trông như khung cảnh ngày tận thế. Ở đây chỉ có một bãi cát mênh mông, muốn đến được thư viện phải đi bộ hàng trăm mét từ bờ ra bãi biển.Trong thư viện, các cửa sổ của phòng đọc, phòng thiền và phòng sinh hoạt được thiết kế khéo léo thể hiển sự kết hợp giữa ánh sáng và không gian. Nó được thiết kế giống như một “tảng đá chịu được thời tiết”, nội thất bên trong tràn ngập ánh sáng, gió và âm thanh.
Thư viện Bắc Đầu (Đài Loan)
Thư viện Bắc Đầu được đánh giá cao về kiến trúc, được xây chủ yếu bằng gỗ và trông giống như một con tàu lớn. Thư viện này là một công trình xanh phá vỡ kiến trúc thư viện truyền thống ở Đài Loan, tạo ra một không gian đọc hoàn toàn khác. Gian đọc kéo dài từ tầng 1 đến tầng 2 nhìn ra khung cảnh núi non xa xăm tạo cảm giác rất thoáng đãng, thoải mái.
Thư viện Đại học Helsinki (Phần Lan)
Thư viện này là thư viện học thuật lớn nhất ở Phần Lan. Phần vòm khổng lồ mang đến cho thư viện một diện mạo độc đáo, trong khi mặt tiền bằng gạch cong rất hài hoà với đường phố và các tòa nhà xung quanh
Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino (Tokyo, Nhật Bản)
Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino (Musashino Art University Library) nằm ở Tokyo, Nhật Bản, do kiến trúc sư người Nhật Sou Fujimoto thiết kế. Sou Fujimoto và nhóm của anh đã tạo ra một thư viện đơn giản nhất với giá sách bằng gỗ và mặt ngoài bằng kính.
Thư viện có lượng lưu trữ lớn nhất thế giới: Thư viện Anh (Luân Đôn, Anh)
Thư viện Anh được thành lập vào cùng thời kỳ với Bảo tàng Anh (1753). Trước năm 1973, thư viện là một phần của Bảo tàng Anh. Đây là thư viện có khối lượng sách và vật phẩm liên quan được lưu trữ nhiều nhất trên thế giới, với con số lên đến hơn 150 triệu vật phẩm khác nhau, có khoảng 14.000.000 đầu sách trong bộ sưu tập, một con số kỷ lục tính từ năm 2000 trước công nguyên đến nay. Cứ mỗi năm, thư viện lại thu thập khoảng 3 triệu vật phẩm khác nhau cho vào bộ sưu tập của mình.
Thư viện George Peabody của ĐH Johns Hopkins (Baltimore, Hoa Kỳ)
Thành phố Baltimore của Hoa Kỳ là quê hương của Trường Âm nhạc Peabody, Thư viện George Peabody cũng nằm ở đây, là một phần trong bộ sưu tập đặc biệt của Thư viện Sheridan tại Đại học John Hopkins. Thư viện Peabody được thành lập vào năm 1857 bởi nhà từ thiện người Mỹ George Peabody. Peabody là một nhà từ thiện và là một doanh nhân thành đạt vào thế kỷ 18. Ông đã tặng thư viện như một món quà cho những công dân tốt bụng và nhiệt thành của Baltimore. Thiết kế của thư viện được hoàn thành bởi kiến trúc sư thế kỷ 19 Edmund Lind. Mỗi tầng đều có ban công bằng gang kê sát các giá sách. Giếng trời cách mặt đất 18 mét cho phép ánh sáng tự nhiên tràn xuống và tạo thêm cảm giác chân thực cho thư viện cổ kính này
Thư viện Vasconcelos (Mexico)
Thư viện được đặt theo tên của nhà triết học và chính khách José Vasconcelos, một nhân vật văn hóa quan trọng ở Mexico. Trước đây, thư viện này là một nhà ga, được xây dựng lại thành thư viện và đưa vào sử dụng năm 2006. Thư viện được thiết kế bởi các kiến trúc sư Alberto Karachi và Juan Paloma, sử dụng kết cấu bê tông và kính. Giá sách trông như lơ lửng giữa không trung và bộ xương cá voi khổng lồ ở trung tâm thư viện là điểm đặc biệt thu hút.
Thư viện Tân Hải (Thiên Tân, Trung Quốc)
Được thiết kế bởi Văn phòng Thiết kế Kiến trúc MVRDV của Hà Lan và Chi nhánh Kiến trúc của Viện Thiết kế và Quy hoạch Đô thị Thiên Tân, quan niệm thiết kế là “mắt hướng biển” và “núi sách có đường, cần cù làm đường”. Diện tích xây dựng là 33.700 mét vuông. Tổng bộ sưu tập sách ở đây đạt 1,2 triệu đầu sách. Thiết kế “Núi sách” trong thư viện thể hiện hàm ý “núi sách có lối đi” và “sách là nấc thang của sự tiến bộ của con người ”. Ở trung tâm của giếng trời là một giảng đường đa chức năng hình cầu, đường kính 21 mét, có thể chứa gần một trăm người. 440.000 đèn LED trên bề mặt quả cầu có thể hiển thị nhiều loại hoa văn và ký tự. Tại mỗi khu vực của thư viện, bạn đọc có thể dễ dàng xử lý các dịch vụ thông minh như đăng ký CMND, mượn và trả sách, truy xuất thông tin bằng thiết bị tự phục vụ; bạn đọc có thể tận hưởng các dịch vụ đi kèm qua Internet mọi lúc, mọi nơi. . Người dân có thể đăng ký trực tiếp làm thẻ độc giả bằng CMND, cũng có thể chuyển thành mã QR trên điện thoại di động, mượn sách bằng CMND hoặc QR code. Mỗi thẻ độc giả có thể mượn một lúc 8 cuốn sách trong thời gian 30 ngày
Thư viện Apostolica (Vatican)
Đây là thư viện có bộ sưu tập bản thảo phong phú nhất trên thế giới. Vatican chỉ cho phép 4.000 học giả vào thư viện để nghiên cứu mỗi năm và duy chỉ Giáo hoàng mới có thể mang sách ra khỏi thư viện.
Thư viện Geisel (San Diego)
Thư viện Geisel là thư viện chính ở ĐH California, San Diego, nổi tiếng với kiến trúc độc đáo
Thư viện Beinecke (Mỹ)
Thư viện Beinecke, Đại học Yale, Connecticut, Mỹ có hơn 12 triệu đầu sách, là thư viện đại học lớn thứ hai tại Hoa Kỳ.
Thư viện Bodleian (Anh)
Thư viện Bodleian, thư viện chính của đại học Oxford, là một trong các thư viện lâu đời nhất ở châu Âu và lớn thứ hai ở Anh với hơn 11 triệu đầu sách.