Bạn đã sẵn sàng biến ước mơ mở nhà hàng của mình thành hiện thật chưa? Dưới đây là những hướng dẫn bổ ích cho bạn để bắt đầu một nhà hàng thành công
Dưới đây là 10 bước bạn nên làm trước khi mở một nhà hàng
Xác định nhà hàng kinh doanh gì?
Kinh doanh nhà hàng có rất nhiều lĩnh vực, ngành hàng,… Bạn cần xác định rõ mình muốn và sẽ kinh doanh món ăn gì, phong cách phục vụ khách hàng ra sao. Phong cách nhà hàng cũng nên được thể hiện trong tên nhà hàng, các thiết kế cũng như nội thất
Lập kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ là nền tảng để công việc kinh doanh của bạn được thuận lợi.
- Quy trình điều hành
- Mô tả kinh doanh
- Phân tích ngành
- Phân tích vị trí địa lý
- Thị trường đang như thế nào?
- Đối thủ cạnh tranh là những ai, tại vị trí mình kinh doanh có đối thủ là ai? Hoạt động ra sao
- Kế hoạch an toàn thực phẩm
- Thiết kế menu
- Các kế hoạch về tiếp thị, chiến lược quản lý và kế hoạch tài chính. Chi phí thực hiện và chi phí dự trù
Các phương án tài trợ
Để đánh giá các chi phí cần thiết để hoạt động nhà hàng cũng như chi phí vận hành. Có một số lựa chọn để xem xét, từ việc tiếp nhận thêm nhà đầu tư (có thể gia đình, bạn bè, người quen, vay ngân hàng,…) Hãy đảm bảo mình đã tính toán đúng thời gian thu hồi vốn và bắt đầu có lợi nhuận là khi nào
Tìm hiểu và đăng ký các giấy phép cần thiết để mở nhà hàng
Ngoài những giấy phép kinh doanh tiêu chuẩn và cần thiết thì bạn cần phải chuẩn bị các giấy phép khác để điều hành một nhà hàng
Những giấy phép cần thiết và có thể là bắt buộc
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền
- Nếu nhà hàng bạn có bán rượu, thuốc lá thì cần có giấy phép bán rượu, thuốc lá
Đăng ký kinh doanh
Thủ tục đầu tiên nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh nhà hàng thì điều cần phải làm là đăng ký giấy phép kinh doanh. Những giấy tờ cần chuẩn bị để đến cơ quan nhân dân các cấp tại nơi bạn muốn đăng ký kinh doanh cần có:Hộ khẩu sao y công chứng;
CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu sao y công chứng;
Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh cửa hàng (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền nhà (nếu là chủ sở hữu);
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể ghi đầy đủ thông tin sau;
+ Tên hộ kinh doanh cá thể, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại;
+ Ngành, nghề dự tính đăng ký kinh doanh;
+ Số vốn đăng ký kinh doanh cụ thể là bao nhiêu;
+ Số lao động sử dụng cho hộ kinh doanh;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, thông tin CMND/ Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh
Tìm mặt bằng thuê thích hợp
Vị trí của nhà hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của nhà hàng. Vị trí đẹp đi đôi với giá thuê. Thế nhưng có được vị trí đẹp sẽ khiến nhiều khách hàng tiềm năng biết đến bạn. Nếu vì tiếc giá thuê mà bạn chọn nơi có vị trí xấu (đường 1 chiều khó quay đầu, hẻm nhiều /, vị trí bị tòa nhà khác che chắn.,…) thì khách hàng sẽ khó tiếp cận đến nhà hàng của bạn. Từ đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh.
Bên cạnh đó bạn nên biết rõ diện tích, kết cấu xem có phù hợp phong cách kinh doanh của mình hay không rồi đi đến quyết định thuê
Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị nhà hàng
Các thiết bị, máy móc, vật dụng nhà bếp,… có thể khá đắt đỏ nên bạn cần có chiến lược như mua mới, mua hàng cũ hay thuê. Những thứ bạn mua có thật sự cần thiết cho nhà hàng hay không. Dựa vào thực đơn của bạn mà quyết định những gì muốn đầu tư, từ thiết bị nhà bếp đế trang trí. Bạn có thể tiết kiệm thêm bằng cách mua một số đồ dùng nhẹ nhàng, có chất liệu đơn giản. Nói chung, những quyết định này đều dựa trên ngân sách và phân tích tài chính của bạn
Kế hoạch Thuê nhân viên phù hợp
Hãy lập ra danh sách bạn cần bao nhiêu nhân viên để điều hành hiệu quả công việc kinh doanh của mình. Bạn cũng có thể quyết định rằng mình sẽ tự xử lý lương, tuyển dụng,… mà không cần thuê thêm nhân viên quản lý nhân sự.
Bạn cần thuê bao nhiêu bếp, bao nhiêu phục vụ, bảo vệ,… cần lên kế hoạch và mô tả công việc cụ thể để tìm được nhân viên phù hợp. Bạn sẽ chi trả bao nhiêu cho tiền lương nhân viên cũng điều nằm trong kế hoạch kinh doanh ban đầu
Menu
Thực đơn của bạn chính là trung tâm của nhà hàng và phải phù hợp với phong cách kinh doanh và thương hiệu bạn xây dựng ban đầu. Đây cũng là một công cụ tiếp thị có thể thu hút khách hàng mới và khách hàng cũ sẽ tiếp tục quay lại ủng hộ nhà hàng của bạn.
Bên cạnh menu bắt mắt, món ăn hấp dẫn thì mùi vị, chất lượng của món ăn cũng quyết định phần nào hành động quay trở lại của khách hàng
Kế hoạch tiếp thị
Trước khi mở nhà hàng thì điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị cho mình 1 kế hoạch tiếp thị để nâng cao sự tiếp cận, thu hút khách hàng mới và tạo ra một lượng khách hàng trung thành. Các chiến thuật tiếp thị mà bạn có thể sử dụng từ truyền thống đến hiện đại như: mạng xã hội Facebook, zalo, Instagram, những sự kiện khai trương, ngày đặc biệt, giảm giá,… hay thậm chí là phát tờ rơi.