Cách tính diện tích xây dựng nhà
Kiến Trúc Nhật Lam chào mừng Quý khách ghé thăm và quan tâm đến chuyên mục Cách tính diện tích xây dựng nhà, mong quý khách tìm hiểu được thông tin hữu ích
Cách tính diện tích xây dựng nhà phố, biệt thự bao gồm các khái niệm sau
- Cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng
- Cách tính diện tích để tính giá xây nhà trong khái toán xây dựng
- Cách tính diện tích để dự trù vật tư
Cách tính diện tích xin phép xây dựng
Khi các bạn vẽ bản vẽ để cấp phép xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước chỉ quan tâm đến mật độ xây dưng tối đa bạn được xây dựng là bao nhiêu, phần nào là diện tích sân, vườn, phần nào là diện tích xây nhà, phần nào diện tích xây dựng trong pham vi lộ giới, phần nào được phép xây dựng.
- Phần móng: không tính
- Phần thân nhà: tính 100% diện tích. Lưu ý tầng trệt trong GPXD gọi là tầng 1, lầu 1 gọi là tầng 2, lầu 2 gọi là tầng 3
- Phần mái: không tín
Cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng lấy Ví dụ như hình giấy phép xây dựng trên:
Tầng 1 (trệt) có diện tích 8,1m x 20,5m = 166 m2
Tầng 2 (lầu 1) có diện tích 8,1m x 20,5m = 166 m2 (phần sân lầu 1 vẫn tính)
Tầng 3 (áp mái): tính diện tích phòng áp mái: 133.5m2 (đo bằng máy)
Tổng cộng diện tích xây dựng: 166*2+133.5 = 465,5 m2
Tại sao cách tính diện tích xây dựng nhà, nhà thầu xây dựng tính luôn lớn hơn diện tích ghi trong giấy phép xây dựng?
Đối với giấy phép xây dựng: Cơ quan nhà nước họ chỉ quan tâm đến mật độ xây dựng sân/so với mật độ xây dựng là bao nhiêu %, nhà có vi phạm ranh lộ giới hay không, Chiều cao tầng có vượt quá chiều cao hay không so với các quy định do Cơ quan nhà nước đã ban hành. Còn đối với nhà thầu xây dựng: Họ quan tâm đến những gì liên quan đến chi phí bỏ ra để xây dựng như: chi phí vật liệu, nhân công, máy móc, công cụ là bao nhiêu để thực hiện công việc đó. Do vậy, phần diện tích nào có thi công là đều phải tính vào trong giá thành xây dựng.
Hình minh họa: Quyết định 45/2009/QĐ-UBND của TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 7 năm 2009 quy định chiều cao tầng
Cách tính m2 xây dựng nhà ở theo m2 sàn xây dựng
Cách tính m2 xây dựng nhà ở chính xác giúp bạn xác định được khối lượng công việc và kinh phí đầu tư để chủ động trong công việc. Nếu bạn thuê đơn vụ thiết kế nhà chuyên nghiệp, mọi thông số đã có sẵn trong bộ hồ sơ thiết kế song nếu bạn không có điều kiện thì vẫn có thể tự tính toán được khối lượng công việc một cách cơ bản nhất. Công thức để áp dụng tính mang tính tương đối và có mức sai số khoảng 2 đến 5%.
Ví dụ cách tính m2 xây dựng nhà ở trên khu đất xây dựng có diện tích 80m2 xây một tầng trệt, ba lầu, mái bằng bê tông cốt thép: Nhà sẽ gồm 4 sàn và diện tích là 320m2. Hoặc khu đất xây dựng có diện tích 80m2, xây một trệt, hai lầu và sân thượng (với phần có mái che là 50m2, sân không mái che là 30m2) thì cách tính diện tích theo sàn là: 3 sàn diện tích 240m2 + 50m2 sân thượng + 50% diện tích sân thượng phần không có mái che = 240m2 + 50m2 + 15m2 = 305m2.
Xin lưu ý nếu nhà thầu nhận cả nhân công lẫn phần vật tư thì diện tích xây dựng bao gồm tất cả diện tích sàn nêu trên. Trong trường hợp đã đổ sàn bê tông rồi nhưng gia chủ muốn lợp mái ngói thì sẽ phải tính thêm từ 30-50% của diện tích mái sàn.
Công thức tính m2 xây dựng chi tiết phần thô của nhà ở 2019
Cách tính m2 xây dựng và dự tính chi phí giá xây dựng nhà một cách đơn giản nhất chính là cách tính dựa vào m2 xây dựng nhà ở nhân với đơn giá từng hạng mục. Trong đó cách tính m2 xây dựng được tính bằng diện tích các sàn, trần,… nhân với hệ số phần trăm diện tích quy đổi. Về cách tính m2 xây dựng chi tiết phần thô của nhà ở được tính như sau:
- Nếu tầng hầm sâu từ 1.0m đến 1.3m so với mặt vỉa hè tính 150% diện tích.
- Nếu tầng hầm sâu từ 1.3m đến 1.7m so với mặt vỉa hè tính 170% diện tích.
- Nếu tầng hầm sâu từ 1.7m đến 2m so với mặt vỉa hè tính 200% diện tích.
- Nếu tầng hầm sâu lớn hơn 2.0m so với mặt vỉa hè tính 250% diện tích.
- Đối với các công trình có các kết cấu móng cọc, móng băng phần móng tính 20% diện tích tầng trệt.
- Đối với các công trình có kết cấu móng bè thì phần móng tính 50% diện tích tầng trệt.
- Nếu phần diện tích có mái che thì tính 100% diện tích.
- Nếu phần diện tích không có mái che ngoại trừ sân trước và sân sau tính 50%.
- Đối với mái bê tông cốt thép tính 50% diện tích.
- Đối với mái ngói tính 100% diện tích theo mái nghiên.
- Đối với sân trước và sân sau tính 70% diện tích.
- Các ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích lớn hơn 8m2 tính 50% diện tích.
- Các ô trống trong nhà mỗi sàn có diện tích nhỏ hơn 8m2 tính 100% diện tích.
- Đối với khu vực cầu thang thì tính 100% diện tích.
Ví dụ cách tính m2 xây dựng nhà ở 2 tầng
Dưới đây là một ví dụ cách tính m2 xây dựng nhà ở có diện tích 5×15, 1 trệt 1 lầu, với tầng trệt có sân trước 3m, sân sau 2m, sân thượng BTCT, lầu 1 và sân thượng có ban công 1.2m, móng cọc:
- Phần móng = 20%*(5*75)m2 (diện tích tầng trệt) = 15m2
- Tầng trệt = 70%*(3+2)*5m2 (sân trước sân sau) + 100%(5*10)m2(phần có mái)= 67.5m2
- Tầng 1 = 100%*(5*1.2)m2(ban công) + 100%(5*10)m2 (sàn tầng 1) = 56m2
- Sân thượng = 50%*(5*1.2)m2(ban công) + 50%(5*10)m2 ( sàn sân thượng) = 28m2
Vậy tổng m2 xây dựng phần thô của ngôi nhà là: = 15m2 + 67.5m2 + 56m2 + 28m2 = 166.5m2
|
Dự toán xây dựng nhà ở chi tiết để tính giá thành xây dựng
Dự toán chi tiết cách tính diện tích xây dựng nhà ở là phương pháp tính chính xác nhất để các nhà thầu tính ra giá thành xây dựng. Để lập được một dự toán chính xác và chi tiết cho căn nhà chuẩn bị xây thì đầu tiên công trình xây dựng dự kiến phải hoàn tất được đầy đủ hợp đồng xây dựng, hồ sơ thiết kế chi tiết, bao gồm hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ thiết kế kiến trúc, hồ sơ thiết kế kết cấu, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, … Sau đó dựa trên những bản vẽ thiết kế này thì mới tính được dự toán chi tiết của công trình xây dựng.
Nếu bạn không có thời gian và những công thức, thông số kỹ thuật quá khó để nắm bắt, một phương án khác bạn có thể lựa chọn thay vì tự mình làm tất cả mọi công việc là thuê đơn vị tư vấn thiết kế thi công trọn gói chuyên nghiệp. Một điều có thể đảm bảo là chi phí bạn bỏ ra chắc chắc sẽ xứng đáng với những gì bạn nhận được thay vì đầu tư thời gian công sức tiền bạc để tự làm tất cả.
|
Chi phí hoàn thiện xây dựng nhà ở và cách tính
Chi phí hoàn thiện nhà ở bao gồm 1/3 dành cho nền, 2/3 còn lại sử dụng cho sơn, điện, nước, cầu thang, cửa… Khi tính giá xây dựng, chủ thầu thường tính theo m2 nền.
Ví dụ, cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở cấp 4 với 1,2,3 tầng được tính hoàn thiện là 4 triệu đồng/m2 thì sẽ chọn những vật liệu hoàn thiện như sơn nước là 60.000 đồng/m2 tường. Nếu chọn loại sơn nước cao cấp hay ốp gỗ, đá thì giá thành có thể tăng gấp đôi. Hay mảng trần nhà và phòng cũng tiêu tốn nhiều công và nguyên liệu. Tất cả đều góp phần vào nâng giá thành của nhà ở.
Ngoài ra cách tính m2 xây dựng nhà ở thì cũng liên quan nhiều đến việc chủ nhà muốn lựa chọn vật liệu sử dụng cho đồ nội thất là bình dân hay cao cấp.
Vì thuê một đơn vị tư vấn độc lập sẽ phát sinh chi phí thuê tư vấn giám sát nên chủ nhà thường chọn cách khoán cho nhà thầu với chi phí được tính theo m2 xây dựng . Với cách tính như vậy sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát về chi phí xây nhà một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất. Theo kinh nghiệm tính toán chi phí, thi công xây dựng các nhà thầu lập nên một đơn giá khái toán xây dựng để khách hàng có thể tính khái toán chi phí xây dựng trước khi chuẩn bị xây nhà.Khoán nhà thầu theo m2 xây dựng
Tuy nhiên cũng như đã nói ở trên thì để có được ngôi nhà bền đẹp theo thời gian thì ngoài giá xây nhà ra cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như vật liệu là gì, cách làm như thế nào,… tất nhiên là tùy vào mục đích xây nhà để ở lâu dài, xây nhà ở tạm, xây nhà cho thuê, khu vực có địa chất tốt hay xấu, diện tích xây lớn hay nhỏ,….
Bảng giá chi phí cải tạo nhà ở 2019
Đối với việc sửa chữa chữa nhà có ảnh hưởng đến tăng giảm diện tích xây dựng như thêm tầng, mở rộng sàn nhà thì đơn giá xây dựng hoàn toàn khác so với đơn giá xây dựng nhà mới nha các bạn. Sửa chữa nhà phức tạp hơn nhiều so với xây dựng mới. Khi bạn có kế hoạch sửa nhà để báo giá chúng tôi thường phải khảo sát, đưa ra phương án sửa chữa hợp lý từ đó mới có thể báo giá sửa chữa được.
Khi tính toán chi phí xây dựng sửa chữa nhà thì chỉ những người có kinh nghiệm về sửa chữa nhà mới có thể tính toán chính xác nhất khối lượng sửa chữa nhà cho các bạn. Những ngôi nhà cần nâng tầng phải tính toán kỹ về kết cấu móng, cột,… phải có đơn vị chuyên môn thẩm định khả năng chịu lực của móng mới xin phép sửa chữa cải tạo được.