Nhà Quốc hội hay Tòa nhà Quốc hội Việt Nam còn có tên Hội trường Ba Đình mới, là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam.
Nhà Quốc hội được khởi công xây dựng vào năm 2009 tại khu trung tâm chính trị Ba Đình. Tòa nhà tọa lạc trên đường Độc Lập, nhìn ra Quảng trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nằm cạnh khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Tòa nhà là công trình công sở có quy mô lớn và phức tạp nhất được xây dựng tại Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước với kiến trúc hiện đại tích hợp các giải pháp ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến phức tạp.
Các hạng mục chính gồm có :
– Hội trường Diên Hồng hay Phòng Diên Hồng.
– Phòng Tân Trào
– Phòng báo chí
Các không gian khác trong tòa nhà bao gồm:
– Khu làm việc của các vị lãnh đạo cao cấp của Quốc hội – Tầng 5, phía đông.
– Khu làm việc, họp của Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban cùng các vụ giúp việc.
– Khu làm việc của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
– Khu khánh tiết – Sảnh khánh tiết, phòng khách quốc tế, phòng hội đàm, phòng tiếp đại biểu, nhân dân trong nước – Tầng 1.
– Phòng truyền thống của Quốc hội – Tầng 1
– Bảo tàng
Hội trường Diên Hồng hay Phòng Diên Hồng đặt chính giữa công trình, có mặt bằng hình tròn, mặt đứng có hình nón cụt ngược.
Phòng Diên Hồng gồm 2 tầng, phía trước có 2 màn hình lớn kích thước 100 inch.
Phòng sử dụng 1.200 m2 vách gỗ tường; khoảng 4.100 m2 trần kim loại.
Tòa nhà có hai bộ đèn chùm pha lê kích thước rất lớn:
– Một treo trần phòng Diên Hồng nặng khoảng 6 tấn
– Một bộ treo ở Đại sảnh nặng khoảng 4,5 tấn, cả hai được đặt nguyên chiếc từ Ý
Đường kính đáy dưới 44m, đường kính đáy trên 54m, mái tròn trên đường kính 60 m.
Tầng 1 của phòng họp được lắp đặt 604 ghế ngồi họp của đại biểu.
Tầng 2 được lắp đặt 339 ghế mẫu Sensó dành cho báo chí và khách tham dự.
Tất cả các ghế được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại.
Phòng Diên Hồng có quy mô:
– 604 chỗ ngồi của Đại biểu Quốc hội Việt Nam.
– 339 chỗ ngồi của báo chí và khách mời, khách dự thính.
Bàn phòng họp bố trí hình vòng cung, giật cấp, hướng về sân khấu trung tâm.
Mẫu ghế Sensó RT này được thiết kế riêng bởi Công ty Figueras International Seating cho Nhà Quốc hội và sản xuất tại Tây Ban Nha.
Ghế bọc da màu kem, có thể xoay 360°, dù ghế được gắn cố định vào sàn nhà nhưng vẫn có thể di chuyển tịnh tiến phía trước và phía sau.
Ghế sẽ tự động di chuyển về vị trí ban đầu khi không còn người ngồi ở cuối mỗi phiên họp.
Trên bàn họp của đại biểu được gắn các phím điều khiển chìm điện tử hiện đại, ở đó ghi rõ chức năng từng phím như:Phát biểu, biểu quyết, tán thành, không biểu quyết, không tán thành. Có phím ngôn ngữ, khe cắm thẻ điểm danh và tai nghe. Toàn bộ mặt bàn gỗ của phòng họp được sản xuất tại Việt Nam.
Hệ thống thiết bị âm thanh, hình ảnh và truyền hình được VNPT và Đài truyền hình VTC tham gia xây dựng, lắp đặt. Hệ thống điện tử, âm thanh được kết nối tới hệ thống ma trận chuyển mạch với các thiết bị đầu cuối đảm bảo tích hợp hài hòa với kiến trúc nội thất, có tính dự phòng cao và hoạt động ổn định. Hệ thống này có thể phục vụ 80 cuộc họp, hội đàm độc lập với trên 2500 đại biểu tại cùng một thời điểm trong tòa nhà.
Tòa nhà tích hợp các giải pháp ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến phức tạp từ hàng trăm nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới như:Máy phát điện, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống tự động hoá mặt đứng, hệ thống cửa an toàn.
Hệ thống cấp nước phục vụ tòa nhà tương đương một nhà máy nước, hệ thống điện và điều khiển cũng có quy mô như một nhà máy, tất cả nằm ở tầng hầm. Hệ thống đường dây điện của Nhà Quốc hội dài hơn 1.000 km. Đường dây cáp kết nối mạng LAN trong tòa nhà cũng dài tới 360 km.
Tòa nhà có 128 bộ camera quan sát; hệ thống quản lý ra, vào và điều khiển cửa – Máy chủ, máy trạm, màn hình quan sát, tủ điều khiển và các thiết bị chấp hành.
Nhà Quốc hội được thiết kế là “Tòa nhà thông minh” nên sử dụng nhiều công nghệ tối tân và thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Các yếu tố về tiết kiệm năng lượng, sử dụng bằng năng lượng mặt trời, tiết kiệm nước,… đều áp dụng công nghệ.
Hệ thống thoát khói, nhiệt thông minh, khi hệ thống điều khiển trung tâm nhận được tín hiệu khẩn cấp như hỏa hoạn thì toàn bộ cửa sẽ tự động mở, hệ thống rèm ngăn khói lửa sẽ hạ xuống. Hệ thống rèm ngăn khói lửa với khổ rất lớn 5m × 6m làm bằng chất liệu đặc biệt, có khả năng ngăn chặn khói, lửa nhưng vẫn đảm bảo để người chạy thoát ra ngoài.
Tòa nhà có hơn 700 bộ cửa gỗ, các vách ngăn được sử dụng khung nhôm, vách kính cách âm mặt đứng, đóng tấm thạch cao và gia công tấm tường ốp gỗ.
Toàn bộ đá ốp tường công trình được chế tác từ nước ngoài và được treo lên bằng giá chịu lực.
Ngoài ra, còn sản xuất và lắp đặt khoảng 8.000 bộ bàn, ghế, đồ đạc nội thất cho các phòng làm việc và phòng họp. Hệ thống nhà vệ sinh sử dụng thiết bị sứ trong nước của Viglacera sản xuất.
Khu vực Chủ tịch đoàn được bố trí hai dãy bàn, mỗi dãy 5 ghế, ghế chính giữa của Chủ tịch Quốc hội được đặt cao hơn.Hai bên là khu vực dành cho ủy viên Thường vụ quốc hội và thành viên Chính phủ.
Phòng Tân Trào
Phòng Tân Trào với chức năng chính là nơi họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được bố trí ở tầng 2, cánh phía đông. Chiều cao tầng thông thủy là 6m, diện tích phòng là 600 m². Hệ thống chiếu sáng của công trình này có tới khoảng 21.000 bộ đèn nội thất cùng với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, hệ thống điều khiển chiếu sáng. Môi trường làm việc được thiết kế ánh sáng và đảm bảo tầm nhìn hợp lý, lấy ánh sáng bên trong từ mái xuống và từ những cái hốc.
Phòng Tân Trào thiết kế hệ thống 6 màn hình xung quanh giúp các đại biểu dễ dàng quan sát diễn biến phiên họp. Toàn bộ thiết bị điện tử, hệ thống âm thanh ánh sáng hội trường đều được đặt và nhập từ nước ngoài.
Phòng báo chí
Theo thiết kế và ý tưởng ban đầu, phòng báo chí được đặt tại tầng B1 của Nhà Quốc hội với khoảng 300 chỗ ngồi. Thiết kế này bị giới truyền thông, phóng viên đánh giá là quá chật hẹp so với nhu cầu sử dụng. Ngay các phòng họp tổ cũng không đủ ghế ngồi cho phóng viên theo dõi các phiên họp. Số lượng phóng viên trong nước và một số hãng tin, thông tấn nước ngoài đăng ký tác nghiệp có lúc lên tới 500 người. Văn phòng Quốc hội đề ra phương án chia làm hai trung tâm báo chí, một ở phòng họp báo tầng B1 Nhà Quốc hội mới, một ở Văn phòng Quốc hội, số 37 Hùng Vương. Ngay trong ngày đầu tiên làm việc tai Nhà Quốc hội mới, phóng viên các báo đã phải cùng nhau ký vào một bản kiến nghị gửi Văn phòng Quốc hội đề nghị tạo điều kiện hơn cho báo chí trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt là việc tiếp cận đại biểu trong giờ giải lao.
Nhà Quốc hội có tổng số hơn 80 phòng họp lớn nhỏ, trong đó có hai hội trường lớn cũng là hai phòng họp chính:
Phòng họp Quốc hội – Đặt tên Diên Hồng theo Hội nghị Diên Hồng và phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Đặt tên Tân Trào theo Quốc dân Đại hội Tân Trào, cách đặt tên là đề xuất của Đại biểu Dương Trung Quốc.
Các không gian khác trong tòa nhà bao gồm:
– Khu làm việc của các vị lãnh đạo cao cấp của Quốc hội – Tầng 5, phía đông.
– Khu làm việc, họp của Hội đồng dân tộc và 9 Uỷ ban cùng các vụ giúp việc.
– Khu làm việc của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội.
– Khu khánh tiết – Sảnh khánh tiết, phòng khách quốc tế, phòng hội đàm, phòng tiếp đại biểu, nhân dân trong nướ – Tầng 1.
– Phòng truyền thống của Quốc hội – Tầng 1
Phòng Diên Hồng được đặt trên 8 cột bê tông, trong đó khối lượng thép cốt cứng khoảng 640 tấn.
Mỗi cột dài 15 m, trọng lượng 80 tấn/cột. Khi dựng cột đã dùng cần cẩu có sức nâng 1.250 tấn.
Hệ thống 8 cột thép hình chữ I còn có chức năng giảm thiếu tác động của động đất.
Công trình nhà Quốc hội gồm năm tầng nổi và hai tầng chìm, tổng chiều cao công trình khoảng 39m, tổng diện tích mặt sàn 63.240m2 với 540 phòng.
Tòa nhà có hai khối chính: Phòng họp ở giữa hình tròn và Khối nhà bao xung quanh hình vuông. Mái nhà lắp kính tạo thành một giếng trời, lấy ánh sáng tự nhiên bao quanh phòng họp trung tâm. Phần kính lắp đặt bên ngoài toà nhà có màu sắc hài hoà với cảnh quan nhưng vẫn đảm bảo từ bên ngoài nhìn vào không làm lộ các chi tiết. Lần đầu tiên tại Việt Nam, từng tấm kính được gia công đơn chiếc, thể hiện rõ tại đáy phòng họp chính, ốp kính kiểu xương cá với nhiều bán kính cong
Có hai lối vào công trình là Tiền sảnh chính hướng ra phía tây, đường Độc Lập – Phía Quảng trường Ba Đình và một sảnh hướng ra đường Bắc Sơn với sân rộng để tổ chức nghi lễ ngoài trời. Tiếp theo, dưới đáy phòng họp chính là Đại sảnh như một không gian mở. Đại sảnh có công năng đón khách cũng như không gian để tổ chức nghi lễ cấp cao. Không chỗ nào trong Nhà Quốc hội bị ánh nắng chiếu trực diện, mặc dù là hướng Tây.Nhờ thiết kế kết hợp hệ thống tấm che nắng, trang trí bằng nhôm đặc cắt hoa văn theo thiết kế – Bên ngoài khung nhôm kính và hệ thống tự động mặt đứng
Từ Đại sảnh vào tòa nhà, hai bên là 2 hệ thống gồn 12 thang cuốn chạy từ tầng 1 đến tầng 3. Các tầng khác phải sử dụng thang máy gồm 10 thang máy và 2 thang nâng cho người khuyết tật. Hành lang các tầng thiết kế giống nhau. Phòng tiệc – Tầng 1, phía bắc có thể tổ chức tiệc đứng cho 800–1000 khách, có thể chia làm 3 phòng riêng biệt. Một phòng tiệc nhỏ cho khoảng 20 khách và hệ thống các phòng phục vụ. Khu vực hệ thống bếp ăn nhà Quốc hội có thể đảm bảo năng lực phục vụ hơn 1.000 suất ăn.
Một không gian trưng bày các cổ vật thời kỳ trước và sau khi xây dựng Hoàng Thành Thăng Long đầy sống động và chân thực đang tọa lạc ngay dưới tầng hầm tòa nhà Quốc hội. Trên diện tích 3.700 m2, không gian trưng bày gồm hơn 400 di vật, gồm hơn 10 di tích khác nhau.
Bao gồm 2 không gian chính:
– Tầng hầm 2 trưng bày thời kỳ Tiền Thăng Long – Trước khi vua Lý Công Uẩn hạ Chiếu dời đô về đây.
– Tầng hầm 1 trưng bày thời kỳ Thăng Long – Tức là sau 1010, sau khi vua Lý Công Uẩn hạ đô
Bảo tàng là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và ánh sáng, giữa “Tĩnh” – Di tích, di vật gốc và “Động” – Phim – Media. Cùng những thủ pháp trưng bày tiên tiến, hiện đại nhất kết hợp trong một không gian rộng lớn đã tạo hiệu quả cao về thị giác và tâm lý
Bảo tàng là thành quả của sự đầu tư nghiên cứu trong suốt hơn 4 năm tìm kiếm ý tưởng, sáng tạo dựa trên ứng dụng công nghệ và khoa học bảo tồn của Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Hiện bảo tàng đã mở cửa để người dân đến tham quan theo đoàn bằng cách đăng ký thông qua giới thiệu của cơ quan, phường xã, tổ dân phố.
Vật liệu mặt đứng toà nhà là đá tự nhiên mầu be sáng, kính và kim loại mầu đồng cũng như chất liệu gỗ. Phần kính lắp đặt bên ngoài toà nhà có màu sắc hài hoà với cảnh quan nhưng vẫn đảm bảo từ bên ngoài nhìn vào – Khi hệ thống đèn chiếu sáng bên trong được bật không làm lộ các chi tiết. Mô hình Quốc huy Việt Nam treo ở giữa mặt tiền của tòa nhà, bằng đồng nguyên chất, nặng 2,5 tấn được đúc trong nước
Nhà Quốc hội là một khối lập phương, mặt bằng hình vuông biểu trưng cho “Đất” – “Người mẹ”, ở giữa là Phòng họp chính hình tròn tượng trưng cho “Trời” – “Người cha”.Cũng có thể xem hai khối kiến trúc này như hình ảnh Bánh chưng – Bánh giầy
Phòng họp Quốc hội ở giữa có nở ra từ đáy lên nóc, được đặt trên tám cột tròn bao quanh sảnh chính, vách nghiêng hướng ra ngoài như hình tượng một vương miện quý giá. Tòa nhà gần như được bọc kính trong suốt vừa để thể hiện cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước nhưng cũng là cơ quan dân cử, để gần dân hơn, đồng thời thể hiện ý nghĩa công khai, minh bạch hoạt động của Quốc hội. Kính sử dụng tại tòa nhà là loại kính hộp với lớp chân không ở giữa, ngăn ngừa đến 72% tia UV truyền qua. Phần tường trong suốt của công trình có sử dụng kính tiết kiệm năng lượng, có khả năng cách âm, cách nhiệt. Một số vị trí kính bao quanh có thể mở được
Tòa nhà có khu vực đỗ xe ngầm quy mô 3 tầng hầm, sức chứa 550 ôtô với diện tích trên 17.000 m². Đường hầm nối Nhà Quốc hội và Trụ sở Bộ Ngoại giao – Số 1, phố Tôn Thất Đàm dài 60m, có hai phần đường dành cho người đi bộ và ôtô riêng biệt
Công trình sử dụng tổng cộng 65 nhà thầu và hoàn thành sau 2,5 triệu ngày công lao động của các cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và người lao động.
Nhiều công nghệ thi công chưa từng có ở các công trình xây dựng dân dụng trong nước như: sử dụng cần cẩu có sức nâng 1250 tấn, lắp đặt 8 cột thép tổ hợp đỡ toàn bộ Phòng họp chính. Mỗi cột thép có kết cấu đặc biệt, cao 15m, nặng 77 tấn
Các tiền sảnh bên ngoài tòa nhà và quảng trường Bắc Sơn được lát bằng hàng trăm nghìn tấn đá granite chống trơn khai thác tại Bình Định.
Khu vực ngoài trời trên cao của tòa nhà có 14 khu vườn treo xen kẽ các phòng làm việc, tạo thành các mảng khuyết trên khối nhà lập phương, được trồng cọ, tre, lộc vừng.
Năm 2018, Nhà Quốc hội đã đạt Chứng nhận Năng lượng xanh 5 sao của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.Nhà Quốc hội sử dụng hệ thống quản lý tòa nhà thông minh BMS – Building Management System điều khiển vận hành hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, báo cháy, hệ thống thang máy, hệ thống quạt hút.
Nhà Quốc hội không được tổ chức lễ khánh thành mà chính thức đưa vào sử dụng trực tiếp từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 tại Buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Tổng mặt bằng khu vực xây dựng Nhà Quốc hội trong khu Trung tâm chính trị Ba Đình – Khoảng 22 ha được xác định như sau:
– Phía Bắc là đường Hoàng Văn Thụ.
– Phía Nam là đường Điện Biên Phủ, Lô E.
– Phía Đông là đường Hoàng Diệu, tiếp giáp với Thành cổ Thăng Long.
– Phía Tây là đường Độc Lập, Quảng trường Ba Đình.
– Tòa nhà Quốc hội nằm ở góc đường Độc Lập giao với đường Bắc Sơn. Đường Bắc Sơn được thiết kế thành Quảng trường phía trước Đài tưởng niệm Bắc Sơn.
Nguồn: Lịch Sử Việt Nam – Vietnamese History